Đá phạt gián tiếp là gì? Các lỗi vi phạm xử lý đá phạt gián tiếp

Đá phạt gián tiếp là gì? Các lỗi vi phạm xử lý đá phạt gián tiếp

Đá phạt gián tiếp là gì? Khi nào thì trọng tài thổi còi xử lý đá phạt gián tiếp? Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài viết chuyên mục tìm hiểu về bóng đá dưới đây của ecoresortinn.com. Bạn hãy theo dõi để biết thêm kiến thức về đá phạt gián tiếp và các lỗi vi phạm xử lý đá phạt gián tiếp nhé!

I. Đá phạt gián tiếp là gì?

Trong các trận thi đấu bóng đá, xảy ra các lỗi vi phạm trên sân cỏ là điều rất dễ gặp phải và tùy theo lỗi trọng tài sẽ xử đá phạt trực tiếp hay đá phạt gián tiếp. Từ những cú đá phạt này mà nhiều đội bóng có thể tận dụng để ghi bàn thắng. Tìm hiểu về đá phạt gián tiếp, nó có điểm khác với đá phạt trực tiếp là bàn thắng chỉ được công nhận khi cú đá phạt này sau khi sút thì bóng chạm chân một cầu thủ nữa mới vào lưới.

Bạn có thể xem video về một pha đá phạt gián tiếp sau đây:

II. Các lỗi vi phạm xử lý đá phạt gián tiếp

Theo luật của Liên đoàn bóng đá thế giới, những lỗi dưới đây sẽ bị trọng tài thổi đá phạt gián tiếp:

1. Với các cầu thủ

Đối với cầu thủ thi đấu trên sân, khi phạm phải các lỗi sau sẽ bị xử đá phạt gián tiếp:

  • Cầu thủ vi phạm lỗi việt vị.
  • Cầu thủ chơi bóng một cách nguy hiểm.
  • Ngăn cản đường tiến của đội đối phương.
  • Có hành vi ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
  • Vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong luật 12 mà bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.

2. Đối với thủ môn

Thủ môn cũng sẽ bị trọng tài thổi còi quyết định trao quyền đá phạt gián tiếp cho đội đối thủ nếu thủ môn vi phạm một trong những lỗi sau đây:

  • Bắt bóng hoặc chạm từ quả ném biên về của đồng đội.
  • Giữ bóng quá 6 giây trong tay trước đưa bóng vào cuộc.
  • Bắt bóng hoặc chạm bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân.
  • Khi cầu thủ đội bạn dự định cướp bóng, thủ môn chạm vào bóng mà không bắt lại một cách dứt khoát.
  • Chạm hoặc bắt bóng trở lại sau khi đã đưa bóng vào cuộc, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.
Thủ môn Giữ bóng quá 6 giây trong tay trước đưa bóng vào cuộc sẽ bị xử 1 quả đá phạt gián tiếp

Thủ môn giữ bóng quá 6 giây trong tay trước đưa bóng vào cuộc sẽ bị xử 1 quả đá phạt gián tiếp

III. Những quy định về đá phạt gián tiếp

1. Về vị trí đá phạt gián tiếp

  • Vị trí đá phạt hầu hết được thực hiện ngay vị trí phạm lỗi.
  • Vị trí đá phạt có thể ở bất cứ chỗ nào trong vòng cấm trong trường hợp thủ môn bị thổi phạt gián tiếp.
  • Bóng phải được đặt yên tại vị trí đá phạt trước khi thực hiện.
  • Các cầu thủ của đội nhận quả phạt phải cách vị trí bóng từ 9.15m trở lên.
  • Nếu cầu thủ đang đứng trên vạch giữa 2 cột dọc của cầu môn đội mình thì cầu thủ sẽ được đứng gần hơn 9,15m so với vị trí đá phạt.

2. Ký hiệu quả đá phạt gián tiếp từ trọng tài

Ký hiệu của trọng tài khi xác nhận đá phạt gián tiếp là giơ thẳng cánh tay lên cao và sau đó sẽ giữ nguyên tư thế này đến khi cú đá phạt được thực hiện (khi đó bóng đã chạm vào một cầu thủ khác hoặc đã ra hết các đường biên trên sân).

Ký hiệu của trọng tài khi xác nhận đá phạt gián tiếp

Ký hiệu của trọng tài khi xác nhận đá phạt gián tiếp

3. Quy định khi bóng đi vào khung thành trong cú đá phạt gián tiếp

  • Cú đá phạt phạt gián tiếp sẽ chỉ được công nhận nếu sau khi bóng bay và chạm vào ít nhất một cầu thủ nữa trước khi vào khung thành thì bàn thắng mới được công nhận.
  • Sau cú sút phạt, nếu bóng bị cản lại bởi cầu thủ đội bạn sau đó bật ra hết đường giới hạn sân thì sẽ được hưởng một quả đá phạt góc.
  • Trường hợp bóng không chạm vào ai mà vào thẳng khung thành thì bàn thắng sẽ không được công nhận và bóng sẽ được thủ môn đội đối phương phát bóng lên.

IV. Cách thực hiện cú sút phạt gián tiếp

Đối với những cú đá phạt gián tiếp thường sẽ được thực hiện ở ngoài vòng cấm. Trường hợp vị trí đá phạt xa thì các cầu thủ thường lựa chọn treo bóng bổng cho đồng đội băng xuống. Nếu vị trí sút phạt trong vòng cấm địa thì phải có 2 cầu thủ tham gia, một người sẽ chạm nhẹ bóng để cầu thủ còn lại sút bóng. Cũng chính vì vậy mà cầu thủ sút phạt phải có đủ khả năng dứt điểm tốt và có sự hiểm hóc.

Đội bóng đối phương sẽ được sử dụng cả 10 cầu thủ để làm rào chắn còn thủ môn sẽ đứng ở vị trí thuận tiện nhất để bắt bóng.

Các pha bẫy lỗi để hưởng các quả đá phạt thường được các cầu thủ sử dụng trên sân, chính vì vậy mà nếu tham gia đá bóng thì bạn nên biết những kiến thức này. Hi vọng, bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn.

54