Cùng Nghe Lại Những Nhạc Phẩm Bất Hủ Của Nhạc Sỹ Trịnh Công Sơn Nhé!

Cùng Nghe Lại Những Nhạc Phẩm Bất Hủ Của Nhạc Sỹ Trịnh Công Sơn Nhé!

Nhạc Trịnh – những bài nhạc bất hủ luôn đi cùng năm tháng dù ngày nay có thể nhiều bạn trẻ đã lãng quên nhưng không ai có thể quên được những gì mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam. Vậy hôm nay hãy cùng chúng tôi nghe lại những bài ca bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhé!

I. Đôi nét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn (28/2/1939-1/4/2001) là một nam nhạc sĩ người Việt Nam có thể nói ông là một nhạc sĩ vĩ đại của nhạc tân thời Việt Nam. Cả một cuộc đời ông đã cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam với hơn 600 ca khúc khác nhau từ thể loại nhạc về thân phận con người cho đến nhạc tình,…

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn sống mãi trong lòng người hâm mộ với tài năng đặc biệt của mình!

Nhiều ca sĩ đã thể hiện rất thành công các tác phẩm của ông nhưng thành công nhất phải kể đến Khánh Ly một danh ca gắn liền với các nhạc phẩm Trịnh.

Ông bắt đầu viết nhạc vào năm 1958 với ca khúc đầu tay là Uớt Mi có một số ca khúc nổi tiếng với công chúng Nhật Bản như Ca dao mẹ, Ngủ đi con và đặc biệt là Diễm xưa được Khánh Ly trình bày dưới 2 thứ tiếng là Việt Nam và Nhật Bản.

Trịnh Công Sơn – một tài năng để lại một gia tài đồ sộ với làng nhạc Việt Nam!

Trong sự nghiệp cống hiến cho nền âm nhạc Trịnh Công Sơn đã được tôn vinh với một số giải thưởng như:

  • Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng với bài hát Ngủ đi con qua lời hát của Khánh Ly trở thành một ca khúc nổi tiếng ở Nhật Bản.
  • Giải Bài hát hay nhất cho phim “Tội lỗi cuối cùng”.
  • Giải Nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với ca khúc “Em ở nông trường, em ra biên giới”.
  • Giải Nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau”.
  • Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho các bài hát như “Xin trả nợ người, Sóng về đâu, Em đi bỏ lại con đường“.
  • Năm 2004 Giải thưởng Âm nhạc hòa bình thế giới đã được trao cho ông vì những cống hiến trong nền âm nhạc với lý tưởng hòa bình.
  • Ông xuất hiện trong từ điển bách khoa Pháp Les Milion.

Nói về những cống hiến của ông cho nền âm nhạc Việt Nam thì không thể nào kể hết được một nhạc sĩ cả đời sống vì âm nhạc vì lý tưởng hòa bình mà cống hiến không ngừng nghỉ.

II. Những bài ca bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Cho dù nhạc sĩ tài ba này không còn trên cõi đời này nhưng những nhạc phẩm của ông sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. Cùng ecoresortinn.com nghe lại những bài ca bất củ của người nhạc sĩ vĩ đại này nhé!

1. Cát Bụi

Bạn còn nhớ không “Hạt bụi nào hóa khiếp thân tôi để một mai vươn hình hài lớn dậy..” những ca từ như là những trăn trở suy tư về cuộc đời về số phận con người được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khắc họa qua từng câu từng chữ  khiến người nghe phải suy ngẫm.

Cát Bụi được thể hiện bởi Khánh Ly khiến nhiều người nghe phải ngẫm lại cuộc đời!

Ca khúc này được nhạc sĩ viết vào những năm 1965 sau khi xem xong bộ phim Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm và cuốn tiểu thuyết Zorba le Grec ông đã đặt bút viết lên những giai điệu những ca từ này. Một nỗi buồn của sự chia lìa với thế gian một nỗi buồn không thể nào tả được!

2. Nhớ Mùa Thu Hà Nội

Có lẽ khi Nhớ màu thu Hà Nội được vang lên chúng ta sẽ bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm về Hà Nội ngày xưa với rất nhiều hình ảnh sẽ in đậm trong tâm trí chúng ta như sắc vàng của cây cơm nguội, màu lá đỏ cây bàng, hình ảnh về một Hà Nội cổ kính,…những đặc trưng chỉ có ở mùa thu của Hà Nội xưa nhất là với những người con Hà Nội một cảm xúc bâng khuâng không thể nào tả được.

Một người nhạc sĩ đã trót yêu Hà Nội chỉ với một lần ra thăm!

Bài hát như là một bức tranh thật nhẹ nhàng đằm thắm mà Trịnh Công Sơn muốn gửi đến người nghe, khắc họa thật rõ nét một nỗi nhớ da diết đến thủ đô mà tác giả không thể gọi tên được.

3. Diễm Xưa

Có thể nói Diễm Xưa là một bản tình ca nổi tiếng nhất trong những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cũng chính bài hát này đã trở thành bài hát nổi tiếng ở Nhật Bản do Khánh Ly trình bày.

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu…”

Giai điệu nhẹ nhàng trầm lắng cùng với những ca từ giản dị nhưng chất chứa đầy kỉ niệm khiến người nghe bỗng nhiên có cảm giác buồn lạ thường.

Cùng nghe Diễm Xưa do Hà Lê trình bày với một phong cách khác nhé!

Bài hát là những lời mà tác giả muốn nói đến là nữ sinh Ngô Thị Bích Diễm của Đại học Văn khoa Huế là những hồi ức của đoạn tình duyên của tác giả với người con gái này một mối tình kéo dài đến cuối đời mà khi đã trải qua thì ông đều không thể nào quên được!

4. Nối Vòng Tay Lớn

Người dân Việt Nam không ai không biết đến nhạc phẩm Nối vòng tay lớn một nhạc phẩm thể hiện sự hào hùng sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong thời chiến.

Những lời nhắn nhủ của cố nhạc sĩ đã dành cho ngày thắng lợi lớn nhất của toàn dân tộc!

Rừng núi dang tay nối lại biển xa Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà Mặt đất bao la anh em ta về…” những ca từ hào hùng thể hiện đầy dũng khí quyết chiến quyết thẳng của dân tộc Việt Nam, bài ca này được cất lên lần đầu tiên vào thời điểm giải phóng đất nước – 30/4/1975. Mãi về sau khi nào Nối vòng tay lớn được cất lên mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy rạo rực như những sự quyết tâm mà các chiến sĩ đã chiến đấu vì hòa bình vì một ngày giải phóng thắng lợi!

5. Một Cõi Đi Về

Một cõi đi về là một nhạc phẩm mang đậm chất triết lý nhân sinh của cố nhạc sĩ với những ca từ khiến nhiều người phải suy ngẫm về một hành trình bất tận của con người như muôn kiếp nhân sinh sự luân hồi trải qua hàng vạn kiếp.

Bạn có thể bắt gặp bài nhạc này ở bất cứ ngôi nhà cổ nào!

Đây có thể nói là một bài hất rất lạ lạ đến nỗi nhạc sĩ không thể nào giải thích được và có thể coi là một nhạc phẩm tiêu biểu mang tên Trịnh Công Sơn.

6. Còn Tuổi Nào Cho Em

Tuổi nào nhín lá vàng úa chiều nay Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời Tay măng trôi trên vùng tóc dài Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này….” là những ca từ da diết đầy hoài niệm của cố nhạc sĩ đã viết gửi cho Dao Ánh một người con gái mà ông đã từng yêu một mối tình đặc biệt và sâu đậm của ông.

https://www.youtube.com/watch?v=brhuZ_i60w0

Xúc động hơn qua giọng hát nhẹ nhàng của Miu Lê!

Có lẽ khi nghe những lời ca những giai điệu của Còn tuổi nào cho em ai trong chúng ta cũng thấy bồi hồi xúc động nhớ về những kỉ niệm tình yêu đẹp khó quên của mình!

7. Hạ Trắng

Hạ trắng là một bản tình ca trữ tình mà cố nhạc sĩ đã sáng tác sau bài Diễm xưa. Nhạc sĩ lấy cảm hứng từ một câu chuyện buồn về một người đã mất cùng với ranh giới giữa thực và mơ trong một  mùa hạ đặc biệt một mùa hạ mà ông đang nằm bệnh vì vậy bài hát này cất lên khiến người nghe như chìm trong một không gian đầy ảo mộng màu hoa trắng ấy hoa mùa trắng của mùa hạ năm đó!

Hạ Trắng qua giọng hát đầy ma mị của Khánh Ly chạm đến tim người nghe! 

8. Để Gió Cuốn Đi

Một trong những kiệt tác xuất sắc mà cố nhạc sĩ để lại cho chúng ta chắc không ai không biết đến những ca từ nhân văn của Để gió cuốn đi. Nhạc sĩ muốn nhắn gửi đến chúng ta sống trên đời phải có một tấm lòng bao dung lương thiện và một sự tử tế với mọi người. Những ca từ giản dị cùng với một giai điệu rất dễ đi vào lòng người đã chạm đến trái tim của mỗi chúng ta.

https://www.youtube.com/watch?v=vIclAOi3Hc0

Cùng thưởng thức Để gió cuốn đi với giọng ca nhẹ nhàng của Thùy Chi nhé!

9. Xin Trả Nợ Người

Xin trả nợ người là một trong những ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà ca khúc này lại thể hiện một chuyện tình rất buồn rất đặc biệt một mối tình day dứt hơn 20 năm của cố nhạc sĩ và Dao Ánh.

Một nỗi buồn hoài niệm không thể tả được của nhạc sĩ!

Hai mươi năm xin trả nợ dai, trở nợ một đời em đã phụ tôi…” những câu từ như đâm sâu vào trái tim nhiều người nghe bởi sự da diết một nỗi buồn khó tả của người con trai đối với người con gái đã bỏ mình đi dù duyên họ vẫn chưa hết, vấn vương, những đau khổ.

10. Biển Nhớ

Biển Nhớ là một ca khúc mà nhạc sĩ đã sáng tác khi ông đang theo học ở trường sư phạm Qui Nhơn vào những năm 1962.

Hợp rồi tan có lẽ đấy chính là duyên phận là lẽ thường tình trong tình yêu!

“Ngày mai em đi Biển nhớ tên em gọi về….” một cảm xúc rất bất chợt qua những con sóng cứ mãi vỗ vào bờ nhưng lại chứa một tình cảm của một người con trai là Trịnh Công Sơn một nỗi lòng khi ông cứ về đêm lại ngồi ở bãi biển Quy Nhơn nhớ về người con gái Bích Khê khi cô gái ấy đã bỏ biển bỏ ông mà đi!

Những ca khúc với giai điệu nhẹ nhàng nhưng lại khiến người nghe hoài niệm để lại nhiều dư âm khó quên. Hy vọng những thông tin này đã giúp khán giả yêu mến và trân trọng hơn những tác phẩm để đời của cố nhạc sĩ nhé!

63